Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

null Nguyên tắc tiêu chí phân bổ vốn vốn đối ứng ngân sách địa phương cho chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Chi tiết bài viết Tin tức

Nguyên tắc tiêu chí phân bổ vốn vốn đối ứng ngân sách địa phương cho chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Ngày 21/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025

Quyết định áp dụng đối bộ, cơ quan trung ương và địa phương; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến việc lập, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) thuộc Chương trình.

Nguyên tắc phân bổ vốn được thực hiện như sau: (1) Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp từ NSNN thuộc Chương trình phải tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư công, NSNN và quy định liên quan; (2) nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, bền vững, trọng tâm là huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo; (3) bảo đảm công khai, minh bạch, quản lý tập trung, thống nhất mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định pháp luật, tạo quyền chủ động cho bộ, ngành trung ương và địa phương;  (4) việc phân bổ cụ thể NSTW và tỷ lệ đối ứng của NSĐP phải phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cân đối; mục tiêu, nhiệm vụ, dự kiến kết quả thực hiện kế hoạch hằng năm và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước; (5) không phân bổ vốn Chương trình để chi các hoạt động thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước đã được bố trí đầy đủ từ nguồn vốn chi thường xuyên.

Tiêu chí phân bổ vốn được quy định như sau: (1) Quy mô dân số; (2) số liệu, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của địa phương để tính hệ số được xác định căn cứ vào số liệu công bố của Tổng cục Thống kê năm 2021 và kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; (3) huyện khu vực miền núi, vùng cao, biên giới đất liền; đơn vị hành chính cấp xã của huyện, tỉnh để tính hệ số được xác định căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền đến ngày 31/12/2020; (4) huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025; (5) địa bàn đáp ứng nhiều chỉ số trong một tiêu chí thì áp dụng chỉ số có hệ số phân bổ vốn cao nhất.

Tỷ lệ vốn đối ứng của NSĐP thực hiện Chương trình được quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 13 của Quyết định: "b) Các địa phương nhận hỗ trợ từ NSTW từ 50% đến dưới 70% hằng năm, NSĐP đối ứng tối thiểu bằng 10% tổng NSTW hỗ trợ thực hiện Chương trình.".

Quyết định có hiệu lực từ 08/3/2022, Quyết định 48/2016/QĐ-TTg hết hiệu lực từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

Nguồn: 02/2022/QĐ-TTg

Võ Văn Đề