Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

null Chú trọng đầu tư các dự án giao thông trọng điểm kết nối vùng đồng bằng sông Cửu Long

Chi tiết bài viết Tin tức

Chú trọng đầu tư các dự án giao thông trọng điểm kết nối vùng đồng bằng sông Cửu Long

Trả lời kiến nghị cử tri về xem xét, ban hành cơ chế đặc thù phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long xứng tầm với vai trò là vùng kinh tế trọng điểm về sản xuất, xuất khẩu nông sản, đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của cả nước, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu nông sản, đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia. Do đó, việc nghiên cứu ban hành một số cơ chế đặc thù cho vùng là cần thiết.

Song song đó, cử tri cũng kiến nghị Chính phủ quan tâm đầu tư các tuyến giao thông trọng điểm kết nối vùng; quy hoạch xây dựng vùng trữ nước ngọt để đảm bảo sản xuất; sớm đầu tư các Trung tâm chế biến nông sản...

Ảnh minh họa

Thực tế, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chính sách, cơ chế ưu tiên hỗ trợ phát triển riêng cho vùng ĐBSCL như Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 và Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn giai đoạn 2021-2025 đã ưu tiên phân bổ vốn cho vùng ĐBSCL cao hơn các vùng khác trong cả nước. Ngoài ra, vùng ĐBSCL cũng là vùng đầu tiên trong cả nước có Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chinh phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu; là vùng đầu tiên thành lập Hội đồng điều phối vùng và là vùng hoàn thiện quy hoạch vùng sớm nhất cả nước.

Bên cạnh đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 45/2022/QH15, về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ, trong đó đã ban hành một số cơ chế, chính sách ưu đãi để thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL, với mục tiêu thu hút dự án đầu tư trong các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, sản xuất, chế biến và cung ứng dịch vụ, xuất khẩu nông, thủy sản cho vùng ĐBSCL.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong quá trình thực hiện Nghị quyết 120/NQ- CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch vùng ĐBSCL, trong đó chú trọng đầu tư các dự án giao thông trọng điểm kết nối trong Vùng, cụ thể là trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, vùng ĐBSCL đã được bố trí nguồn vốn đầu tư 2 tuyến cao tốc là An Hữu - Cao Lãnh và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Ngoài ra, còn các dự án liên kết vùng sử dụng vốn ngân sách Trung ương được ưu tiên phân bổ vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trong vùng tập trung triển khai thực hiện các dự án đã được phân bổ vốn đầu tư công, bảo đảm tiến độ, chất lượng, để sớm đưa vào sử dụng.

Ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15. Với tinh thần khẩn trương, quyết tâm cao nhất để triển khai hiệu quả Chương trình, ngay sau khi được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết 11/NQ-CP; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Hiện nay, các bộ, cơ quan đã đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình theo Nghị quyết 11/NQ-CP, bảo đảm tiến độ ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong Quý I năm 2022.

Nguồn: 1536/BKHĐT-TH

                                                                                                            Huỳnh Hoa