Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

null Đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, hạn chế tình trạng thiếu hàng sốt giá

Chi tiết bài viết Tin tức

Đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, hạn chế tình trạng thiếu hàng sốt giá

Trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Đồng Tháp về các biện pháp ổn định giá các mặt hàng tiêu dùng, xử lý nghiêm các trường hợp tăng giá không đúng quy định, bán hàng kém chất lượng, đầu cơ, tích trữ, nâng giá, gian lận trong buôn bán trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đời sông nhân dân gặp nhiều khó khăn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời như sau:

Để góp phần bình ổn giá các mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu tại các địa phương, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Sở Công thương các địa phương, các doanh nghiệp phân phối lớn bảo đảm nguồn cung hàng hóa với giá cả ổn định, nhiều doanh nghiệp tham gia các chương trình bình ổn thị trường cam kết không tăng giá bán. Bên cạnh đó, Bộ Công thương có nhiều đề xuất, kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa và các khó khăn trong việc duy trì hoạt động của các hệ thông phân phối khi các địa phương thực hiện giãn cách xã hội nhằm bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, hạn chế tình trạng thiếu hàng sốt giá.

Ảnh minh họa

Đối với một số mặt hàng như: xăng dầu, thép, phân bón, thức ăn chăn nuôi... hiện nguồn cung trên thị trường về cơ bản vẫn ổn định. Tuy nhiên, giá các mặt hàng này có xu hướng tăng, do chịu nhiều ảnh hưởng của của xu hướng tăng giá trên thị trường thế giới do Việt Nam phải nhập khẩu các nguyên liệu, thành phẩm để phục vụ sản xuất và đáp ứng nhu cầu trong nước. Bên cạnh đó, chi phí vận tải hàng hóa tăng do tình trạng thiếu Container và tắc nghẽn tại các cảng do yêu cầu về kiểm soát dịch bệnh.

Bộ Công Thương đã triển khai một số giải pháp về bình ổn giá, cụ thể như: (1) Thành lập Đoàn Công tác liên ngành kiểm tra tình hình sản xuất, cung-cầu sản phẩm thép, báo cáo Thủ tướng một số giải pháp nhằm góp phần ổn định giá thép trong nước...; (2) Đề nghị Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập khẩu, phát huy công suất sản xuất, giảm tồn kho, kiểm soát kênh phân phối, tiết giảm chi phí sản xuất, ưu tiên tối đa tiêu thụ phân bón tại thị trường trong nước, định kỳ báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ phân bón; (3) Phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu theo hướng bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới và tình hình kinh tế xã hội trong nước; sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá xăng dầu đế hạn chế tác động tăng giá cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và đời sống người dân.

Trong thời gian tới, để góp phần bình ổn thị trường, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu; phối hợp với các Bộ ngành trong việc tham mưu điêu hành giá các mặt hàng do nhà nước quản lý giá, trong đó có mặt hàng xăng dầu nhằm bảo đảm kiểm soát lạm phát chung theo mục tiêu đề ra; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về công tác bảo đảm nguồn cung các hàng hóa thiết yếu để tạo tâm lý yên tâm cho người dân, tránh hiện tượng đầu cơ, tích trữ gây bất ổn thị trường; phối hợp với các địa phương triển khai chương trình bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.

Nguồn: 6803/BCT-KH

Huỳnh Hoa