Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

null Chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID – 19

Chi tiết bài viết Tin tức

Chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID – 19

Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị Chính phủ sớm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19; triển khai nhanh, hiệu quả các gói hỗ trợ của Chính phủ để doanh nghiệp, kinh tể tập thể, hợp tác xã sớm khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh; khoanh nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; quan tâm nhiều hơn đến việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và  Đầu tư cho biết, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020 đến nay, Đảng Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và ban hành kịp thời nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021. Trong đó đề ra 59 nhiệm vụ, giải pháp chia thành 04 nhóm chính: (1) Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, họp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch; (2) Đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng; (3) Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, họp tác xã, hộ kinh doanh; (4) Tạo điều kiện thuận lợi về lao động, chuyên gia.

Hiện nay, các bộ ngành và địa phương đang tích cực triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ. Đặc biệt, Chính phủ đã nhanh chóng thiết lập kênh thông tin để doanh nghiệp phản ánh khó khăn, vướng mắc. Các Tổ công tác đặc biệt Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và Tổ công tác về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư cũng đang được triển khai tích cực nhằm kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp.

Về hỗ trợ tiêu thụ nông sản, Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo yêu cầu các ngân hàng thương mại chủ động cân đối, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và mở rộng thêm hạn mức tín dụng đã cấp cho thương nhân, doanh nghiệp để doanh nghiệp có nguồn vốn thu mua tạm trữ thóc, gạo và nâng diện tích, chất lượng kho chứa, bảo quản, chế biến thóc, gạo góp phần giảm thiểu tình trạng ách tắc trong lưu thông, tồn ứ lúa gạo hiện nay tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác vận tải hỗ trợ tiêu thụ nông sản và các sản phẩm nông nghiệp trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vướng mắc trong tổ chức giao thông nhằm tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển hàng hóa, nhu cầu đi lại của người dân thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 trong giai đoạn mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công Thương thường xuyên, tổng hợp và cập nhật tình hình sản xuất, nhu cầu tiêu dùng nông sản từ các địa phương; tổ chức đoàn làm việc của Lãnh đạo Bộ (của 2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công Thương) với một số địa phương trọng điểm để kịp thời chỉ đạo và thống nhất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; tạo điều kiện sớm phục hồi sản xuất và chuyển hướng sản xuất kinh doanh theo phương thức mới.

Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai Nghị quyết số 105/NQ-CP, 125/NQ-CP, 128/NQ-CP và các chính sách, giải pháp về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với tinh thần hợp tác công tư chặt chẽ để phát huy đồng bộ nguồn lực của nhà nước và doanh nghiệp.

Để chuẩn bị cho hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để vừa đảm bảo nhanh chóng đưa hoạt động kinh tế của cả nước trở lại trạng thái bình thường vừa tận dụng cơ hội để phát triển nhanh và bền vững.

Huỳnh Hoa