Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

null Đồng Tháp liên kết TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL phát triển du lịch

Chi tiết bài viết Tin tức

Đồng Tháp liên kết TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL phát triển du lịch

Phát biểu tại Hội nghị lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về liên kết hợp tác phát triển du lịch lần II năm 2019 được tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu vừa qua, ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh cho biết, Đồng Tháp sẽ phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL và TP.HCM triển khai kế hoạch hành động thực hiện các mục tiêu của Chương trình hợp tác, phát triển du lịch của các địa phương tham gia.

Phát biểu tại Hội nghị lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về liên kết hợp tác phát triển du lịch lần II năm 2019 được tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu vừa qua, ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh cho biết, Đồng Tháp sẽ phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL và TP.HCM triển khai kế hoạch hành động thực hiện các mục tiêu của Chương trình hợp tác, phát triển du lịch của các địa phương tham gia.

Nhấn mạnh việc liên kết nhằm tạo bước đột phá, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp kỳ vọng đây là cột mốc quan trọng cho sự phát triển không chỉ là du lịch mà còn cả về hạ tầng giao thông, văn hóa và kinh tế toàn vùng.

Theo đó, về hạ tầng giao thông phục vụ phát triển du lịch, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục triển khai Dự án kết nối giao thông phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển du lịch; tập trung đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông huyết mạch dẫn đến các khu điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như: Gò Tháp, Xẻo Quít, Gáo Giồng, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, Vườn Quốc gia Tràm Chim, Làng hoa kiểng Sa Đéc, Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam và các tuyến giao thông kết nối liên tỉnh, thành phố.

Về hạ tầng du lịch, địa phương sẽ đầu tư phát triển các công trình dịch vụ du lịch, các khu vui chơi giải trí phù hợp tại các khu di tích, điểm tham quan du lịch trọng điểm; phát triển hệ thống các trạm dừng chân, hệ thống quầy hàng đặc sản, quà lưu niệm trên các tuyến du lịch; tập trung tại 02 thành phố là Sa Đéc và Cao Lãnh, tạo động lực phát triển.

Về phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, theo ông Đoàn Tấn Bửu, hiện nay, các khu điểm du lịch của tỉnh đều đã được định vị và xây dựng sản phẩm đặc trưng phù hợp với đặc điểm và thế mạnh nội tại từng nơi, tạo cho du lịch Đồng Tháp có sự phong phú, đồng thời có nét riêng so với các địa phương khác trong khu vực ĐBSCL.

Về đào tạo nguồn nhân lực, tỉnh tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có năng lực thích ứng với nhu cầu phát triển du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường sự tham gia cũng như liên kết giữa doanh nghiệp du lịch với các cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo sát với thực tế.

Ngoài ra, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch đến các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng, giữ ổn định thị trường truyền thống; tổ chức sự kiện chung để tăng cường liên kết, quảng bá xúc tiến các sản phẩm mới, tour tuyến liên vùng.

Ông Đoàn Tấn Bửu khẳng định, để triển khai thành công các mục tiêu của Chương trình liên kết phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL, vai trò của TP.HCM rất quan trọng, là điểm kết nối của vùng ĐBSCL với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.

TP.HCM với số lượng các doanh nghiệp lữ hành đứng đầu về cả số lượng và chất lượng. Cùng với đó, việc phát triển các chương trình du lịch hiện có (tour hành trình du lịch 03 địa phương một điểm đến của 03 tỉnh Tiểu vùng Đồng Tháp Mười) cũng như xây dựng các tour, tuyến du lịch mới của vùng sẽ rất thuận lợi - ông Đoàn Tấn Bửu phân tích.

Về phần mình, Đồng Tháp sẽ tiếp tục hoàn thiện các chương trình du lịch hiện có, đồng thời nghiên cứu lựa chọn các chương trình du lịch có thể liên kết với các địa phương để phát triển thành các chương trình du lịch chung của vùng, hướng đến việc xây dựng thương hiệu du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL có sức hấp dẫn cao và phát triển bền vững - ông Đoàn Tấn Bửu chốt lại.