Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

null Năm 2019: Hơn 2.000 lao động Đồng Tháp đi làm việc ở nước ngoài

Chi tiết bài viết Tin tức

Năm 2019: Hơn 2.000 lao động Đồng Tháp đi làm việc ở nước ngoài

Tiếp tục phát huy kết quả đạt được thời gian qua, năm 2019, Đồng Tháp đã đưa hơn 2.000 lao động xuất cảnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, vượt gấp đôi kế hoạch.

Tiếp tục phát huy kết quả đạt được thời gian qua, năm 2019, Đồng Tháp đã đưa hơn 2.000 lao động xuất cảnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, vượt gấp đôi kế hoạch. Kết quả này được báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 vào sáng 18/12.

Với kết quả trên, Đồng Tháp tiếp tục phát huy vị thế là tỉnh dẫn đầu trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 03 năm gần đây.

Để có kết quả này, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh rất chú trọng lựa chọn đối tác và trực tiếp đến khảo sát các công ty, nghiệp đoàn trước khi ký hợp đồng nên phần lớn người lao động đều có việc làm ổn định, thu nhập bình quân từ 15 - 27 triệu đồng/người/tháng.

Lao động chủ yếu đi làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc; tập trung những ngành nghề chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, trang trí nội thất, cơ khí, công nghệ ô tô, chế biến thực phẩm, điện tử, đóng gói công nghiệp, điều dưỡng v.v..

Tất cả huyện, thị xã, thành phố thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao; 100% xã, phường, thị trấn có lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài.

Mặc dù vượt chỉ tiêu đề ra nhưng theo ông Bùi Thành Nhơn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn còn hạn chế so với tiềm năng nguồn lao động hiện có của tỉnh. Dẫn chứng số liệu thống kê từ Sở Giáo dục và Đào tạo, ông Nhơn cho biết, mỗi năm có khoảng 6.000 học sinh không tiếp tục học lên đại học, cao đẳng và các trường nghề.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, vận động ở một số địa phương chưa thường xuyên, liên tục và chưa tập trung tư vấn các đối tượng có nhu cầu, đủ điều kiện về sức khỏe, trình độ để đi làm việc ở nước ngoài; nhiều lao động và gia đình chưa xem trọng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là giải pháp có hiệu quả để góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình v.v., ông Nhơn nhận định.

Năm 2020, phấn đấu đưa từ 1.500 lao động trở lên

Để thực hiện đạt chỉ tiêu này, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đoàn Tấn Bửu yêu cầu các địa phương sử dụng dữ liệu do Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp để tập trung tuyên truyền, vận động đúng đối tượng; đồng thời quan tâm, hỗ trợ các lao động trở về nước, áp dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc ở nước ngoài để khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Về thị trường lao động, ông Bùi Thành Nhơn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, bên cạnh duy trì đưa lao động đi làm việc ở những thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, tỉnh sẽ tổ chức các Đoàn công tác đi nước ngoài khảo sát mở rộng thêm các thị trường khác ở châu Âu như: Ba Lan, Đức, Bồ Đào Nha có nhu cầu tuyển dụng những nhóm ngành nghề mới mà Việt Nam có khả năng đáp ứng tốt như: Điện tử, cơ khí, đóng tàu v.v..

Là đối tác quen thuộc trong nhiều năm qua, ông Takahashi Nubuto - Chủ tịch Nghiệp đoàn Business Frontier (Nhật Bản) đánh giá cao chất lượng lao động Đồng Tháp.

Theo Chủ tịch Nghiệp đoàn Business Frontier, sắp tới Nhật Bản sẽ dành nhiều chính sách mở rộng, thu hút lao động Việt Nam sang làm việc. Trong đó, ngoài chương trình thực tập sinh kỹ năng, Chính phủ Nhật Bản đã thống nhất chương trình kỹ năng đặc định, dự kiến tiếp nhận 340.000 lao động Việt Nam làm việc liên tục 05 năm. Đây là cơ hội mới cho lao động Đồng Tháp nói riêng và Việt Nam nói chung sang làm việc tại đất nước mặt trời mọc.