Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

null Chính phủ cho ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)

Chi tiết bài viết Tin tức

Chính phủ cho ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)

Tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 02/2022, Chính phủ cơ bản thống nhất với nội dung của dự án Luật do Thanh tra Chính phủ trình đề nghị việc xây dựng, ban hành Luật Thanh tra (sửa đổi).

Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 28/02/2022 nêu rõ, việc xây dựng, ban hành Luật Thanh tra (sửa đổi) là cần thiết, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Thanh tra hiện hành, tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra nhà nước, bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đồng thời khuyến khích đổi mới sáng tạo, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Để hoàn thiện dự án Luật, Chính phủ yêu cầu về phạm vi, đối tượng thanh tra cần được quy định cho phù hợp, bảo đảm rõ ràng, minh bạch, giảm thiểu tối đa nguy cơ chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ trống trong hoạt động thanh tra. Về trình tự, thủ tục thanh tra, cần quy định đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra giám sát; có sự phân biệt giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Về nguyên tắc, không quy định tổ chức bộ máy trong Luật

Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật; Tổng thanh tra Chính phủ thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ, ký trình Quốc hội khóa XV xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3.

Nguồn: 22/NQ-CP

Minh Quân