Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

null Kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Chi tiết bài viết Tin tức

Kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Ngày 21/02/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Bộ Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Nguồn: Báo Chính phủ Online

Theo Nghị định, điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức không được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức áp dụng đối với người đăng ký tuyển dụng vào công chức thông qua hình thức thi tuyển. Việc kiểm định được tổ chức định kỳ 02 lần vào tháng 7 và tháng 11 hằng năm

Về hình thức kiểm định là thi trắc nghiệm trên máy vi tính. Nội dung kiểm định gồm: hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, quản lý hành chính Nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử, đạo đức công vụ… và đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn của thí sinh. Thí sinh trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên được xác định là đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào. Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ.

Nghị định cũng nêu rõ, việc tổ chức thi vòng 1 trong thi tuyển công chức tiếp tục được thực hiện theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP đến hết ngày 31/7/2024. Trong thời gian này, người nào đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào thì không phải thi vòng 1.

Kể từ ngày 01/8/2024, cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với người đạt kết quả kiểm định.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023.

Nguồn: 06/2023/NĐ-CP

Minh Quân