Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

null Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Chi tiết bài viết Tin tức

Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Ngày 28/7/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình).

Ảnh minh hoạ

Theo đó, đối với các khoản tài trợ, viện trợ thuộc ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ và Bộ Tài chính chưa có thỏa thuận về nội dung, mức chi thì áp dụng nội dung, mức chi quy định tại Thông tư này; đối với các hoạt động, dự án thuộc Chương trình có lồng ghép nguồn vốn sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương, địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác được áp dụng quy định tại Thông tư này theo quy định Điều 10 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này). Các địa phương chủ động bố trí kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách địa phương cùng với ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án của Chương trình trên địa bàn theo Quyết định 90/QĐ-TTg; Quyết định 880/QĐ-TTg; Điều 12, 13 Mục II Quyết định 02/2022/QĐ-TTg; Thông tư này không áp dụng đối với các khoản tài trợ, viện trợ thuộc ngân sách nhà nước có hướng dẫn riêng của cấp có thẩm quyền về chế độ chi tiêu tài chính.

Đối tượng áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, quyết toán và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình.

Đáng chú ý tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định: "1. Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, khả năng cân đối ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo từ nguồn ngân sách Nhà nước. Ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương tối đa bằng 40 triệu đồng/hộ gia đình đối với xây mới nhà ở và 20 triệu đồng/hộ gia đình đối với sửa chữa nhà ở theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Quyết định 02/2022/QĐ-TTg.".

Căn cứ danh sách hộ gia đình và mức hỗ trợ cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt; biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn và biên bản xác nhận hoàn thành xây mới hoặc sửa chữa nhà ở hộ nghèo, hộ cận nghèo đưa vào sử dụng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện thanh toán: (1) Đối với hộ gia đình thực hiện xây dựng mới nhà ở, hỗ trợ lần đầu 70% mức hỗ trợ xây mới nhà ở sau khi hoàn thành phần móng; 30% còn lại sau khi hoàn thành công trình; (2) Đối với hộ gia đình thực hiện sửa chữa nhà ở, hỗ trợ lần đầu 70% mức hỗ trợ sửa chữa nhà ở sau khi hoàn thành từ 30% khối lượng công việc; 30% còn lại giải ngân sau khi hoàn thành công trình.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/8/2022 và Thông tư số 15/2017/TT-BTC, Thông tư số 103/2017/TT-BTC sẽ hết hiệu lực.

Nguồn: 46/2022/TT-BTC

Võ Văn Đề