Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

null Bình ổn giá vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản

Chi tiết bài viết Tin tức

Bình ổn giá vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản

Hiện nay, giá vật tư nông nghiệp, các mặt hàng thiết yếu tăng, trong khi giá các mặt hàng nông sản thấp, ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập của người dân. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị có giải pháp để bình ổn giá ổn giá vật tư nông nghiệp; đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ nông sản, giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Trả lời nội dung cử tri quan tâm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho biết, nước ta đang thực hiện nhất quán cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Theo đó, giá cả đại bộ phận hàng hoá, dịch vụ lưu thông trên thị trường, trong đó có các mặt hàng vật tư nông nghiệp và nhiều mặt hàng thiết yếu khác đều được hình thành theo cơ chế thị trường. Nhà nước tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp để người dân được sử dụng với giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng. Việc bình ổn giá vật tư nông nghiệp nói chung được thực hiện theo Nghị định số 177/2013/NĐ-CP và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá. Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết các mặt hàng thuc lĩnh vực nông nghiệp và phát trin nông thôn thực hiện bình ổn giá và kê khai giá tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 03/3/2015.

Ảnh minh họa

Từ đu năm 2021 đến nay, diễn biến thị trường phân bón trên thế giới cũng như trong nước biến động lớn, nguyên nhân chính là do đt gẫy chuỗi cung ứng toàn cu nên giá nguyên liệu đu vào tăng cao. Trước diễn biến tăng giá của thị trường phân bón, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Bộ Công Thương đ nghị các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước tiếp tục duy trì, tối đa hóa công sut sản xut, cung ứng kịp thời và dành tối đa lượng sản xuất ra để phục vụ nhu cầu trong nước, hạn chế sản lượng xuất khẩu ở mc thấp nhất. Bộ NN&PTNT đề ngh các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để ngăn chặn hành vi đu cơ, găm hàng, tăng giá, sản xut, kinh doanh phân bón giả, không đảm bảo cht lượng... Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo tăng cường việc sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ để thay thế một phần phân bón vô cơ theo Chỉ thị số 117/CT-BNN-BVTV ngày 07/01/2020; sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối, hiệu quả theo Chỉ thị số 653/CT-BNN-BVTV ngày 25/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Về giải pháp đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ, ổn định giá các mặt hàng nông sản, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018, trong đó quy định một số chính sách khuyến khích phát triển hp tác, liên kết sản xut và tiêu thụ sản phm nông nghiệp. Đồng thời, để từng bước đổi mới tổ chức sản xuất, chuyển từ sản xut nhỏ lẻ sang sản xut quy mô lớn, liên kết giữa người dân với doanh nghiệp; Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản khác, như tổ chức lại hệ thống thương mại nông sn, m rộng các kênh bán buôn, bán lẻ tại thị trường nội địa; tăng cường thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu, tháo gỡ rào cn thuơng mại ở các nước nhập khu; h trợ người sản xuất, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm nông sản Việt Nam...

Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tham mưu trình Chính phủ, Th tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung một số giải pháp để ngành nông nghiệp từng bước phát triển bền vững.

Nguồn: 1452/BNN-KH

                                                                                                Huỳnh Hoa