Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

null Triển khai có hiệu quả các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu

Chi tiết bài viết Tin tức

Triển khai có hiệu quả các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri về quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp, sắp xếp lại vùng sản xuất đảm bảo cân đối cung cầu và tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNN, sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay gặp một số khó khăn như giá cả vật tư tăng cao, sản xuất nông nghiệp có lúc, có nơi vẫn còn mang tính tự phát, dẫn đến hiện tượng giá đầu ra một số nông sản bấp bênh. Để khắc phục tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Ảnh minh họa

Đối với quy hoạch các sản phẩm, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng đã phê duyệt nhiều phương án, qua đó giúp các địa phương định hướng phát triển sản xuất, phát huy các sản phẩm có thế mạnh của địa phương; đồng thời, tạo điều kiện hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh như cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên; điều ở Đông Nam Bộ; lúa, cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long; cây ăn quả ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ... Tuy nhiên, theo quy định của Luật Quy hoạch, quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp cũng như quy hoạch các sản phẩm đã hết hiệu lực và không được phép lập mới. Phương án phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản sẽ được tích hợp trong Quy hoạch tổng thể Quốc gia, Quy hoạch vùng và Quy hoạch tỉnh. Bộ NN&PTNT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình lập quy hoạch, trong đó có phương án phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Liên quan đến kiến nghị về tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nước nói chung và xuất khẩu nói riêng như tổ chức kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc sản địa phương tới thị trường các thành phố lớn thông qua các diễn đàn trọng điểm; tổ chức xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản chất lượng cao, an toàn, hữu cơ, sản phẩm OCOP; hợp tác với các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp phân phối, logistic lớn để hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, HTX nông nghiệp.

Đồng thời, thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua các kênh phân phối hiện đại, nâng cao ý thức về đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và hạn chế các vấn đề bất ổn về giá cả; đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu, tháo gỡ rào cản thương mại ở các nước nhập khẩu; hỗ trợ người sản xuất, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam; tăng cường công tác thông tin, dự báo tình hình cung cầu nông sản; xây dựng các chương trình truyền thông dài hạn, phạm vi toàn ngành và phát triển các công cụ dự báo thị trường nông sản...

Nguồn: 1018/BNN-KH                                                                                   

Huỳnh Hoa