Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

null Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương liên quan trong quản lý cát, sỏi ở khu vực giáp ranh

Trang chủ Tin tức

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương liên quan trong quản lý cát, sỏi ở khu vực giáp ranh

Tình hình sạt lỡ bờ sông thời gian qua trên địa bàn Tỉnh diễn biến hết sức phức tạp, tại nhiều khu vực, sạt lở đã uy hiếp trực tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân dân, nhiều cử tri cho rằng một trong những nguyên nhân là do tình trạng khai thác cát quá mức tác động đến dòng chảy gây sạt lỡ.

Cử tri kiến nghị cần có chiến lược quản lý tổng thể nguồn cát sông của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm thống nhất trong quản lý, khai thác toàn vùng một cách hiệu quả, tránh trường hợp khai thác quá mức làm biến đổi dòng chảy gây sạt lỡ bờ sông như hiện nay. Đồng thời, có giải pháp về vật liệu thay thế đế giảm dần việc sử dụng cát sông san lấp mặt bằng, gây sạt lỡ và lãng phí.

Ảnh minh họa. Nguồn: kinhtedothi.vn

Vấn đề này Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà vừa có văn bản trả lời như sau:

Theo Nghị định số 23/2020/NĐ-CP đã quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép; quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp của các địa phương, của lực lượng cảnh sát đường thủy đối với việc khai thác cát, sỏi trái phép nhất là ở vùng giáp ranh giữa các địa phương.

Tại Điều 4, Nghị định quy định cụ thể trường hợp trong phạm vi vùng lập quy hoạch có lưu vực sông liên tỉnh, trên cơ sở văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này, cơ quan chủ trì lập quy hoạch đưa nội dung quản lý cát, sỏi lòng sông quy định tại Điều 5 Nghị định này vào quy hoạch vùng tương ứng; bảo đảm cát, sỏi lòng sông được khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm sự ổn định, cân bằng tự nhiên trong lưu vực sông, phù hợp với tài nguyên, trữ lượng cát, sỏi lòng sông có trong lưu vực sông.

Về vấn đề thống nhất quản lý cát sông và khai thác toàn vùng một cách hiệu quả, Điều 32 của Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định nội dung quy chế phối hợp trong quản lý cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh địa phận hành chính cấp tỉnh phải bảo đảm sự thống nhất trong quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông; nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương liên quan trong quản lý cát, sỏi ở khu vực giáp ranh.

Trong đó, có quy định trách nhiệm của địa phương có liên quan trong việc phối hợp phát hiện, ngăn chặn, giải tỏa hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông không có giấy phép; phối hợp, chỉ đạo và tổ chức thực hiện xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về khai thác cát, sỏi theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp; phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ về phương tiện, thiết bị, lực lượng; trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền; trách nhiệm của Công an tỉnh trong việc tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn địa phương; trách nhiệm phối hợp với lực lượng Cảnh sát đường thủy, Cảnh sát môi trường trong việc xử lý nghiêm các hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép, hoạt động vận chuyển, mua bán cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp tại khu vực giáp ranh địa giới hành chính cấp tỉnh; phối hợp trong công tác sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện quy chế phối hợp đã ký kết; đánh giá kết quả, nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn vùng giáp ranh.

Như vậy, việc quản lý khai thác cát, cuội sỏi lòng sông nói chung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là thống nhất. Hiện nay, Chính phủ đã giao các cơ quan chức năng nghiên cứu các nguyên liệu thay thế cát, sỏi lòng sông từ đá và vật liệu giàu silic để từng bước giảm dần và tiến tới chấm dứt việc sử dụng cát sông san lấp mặt bằng.

Nguồn: 4985/BTNMT-PC

                                                                                                            Huỳnh Hoa